Breaking News
Home / MỤC LỤC / Giáo Dục & Khoa Học / CÁCH NHẬN BIẾT SẾP CỦA BẠN LÀ TỐT HAY TỒI, CÓ NĂNG LỰC HAY”CÙI BẮP” VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

CÁCH NHẬN BIẾT SẾP CỦA BẠN LÀ TỐT HAY TỒI, CÓ NĂNG LỰC HAY”CÙI BẮP” VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Trong một doanh nghiệp, một cơ quan, một tổ chức hay một đất nước…vai trò của người Lãnh đạo(Sếp) đứng đầu là cực kỳ quan trọng. Nói như Pyotr Đại đế (Hoàng đế nổi tiếng của nước Nga), tôi chỉ sợ “ Người tướng cầm đầu là sư tử còn quân lính là bầy cừu, chứ tôi không sợ người tướng cầm đầu là con cừu còn quân lính là bầy sư tử”. Điều này cho thấy vai trò của người Lãnh đạo(Sếp) trong một đơn vị là quan trọng như thế nào.

Vì vậy khi bạn làm việc trong một doanh nghiệp, một cơ quan hay một tổ chức…nếu bạn gặp được người lãnh đạo(Sếp) đứng đầu là một người có tâm, có tầm thì bạn là người rất may mắn, hạnh phúc, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều từ tài năng, đức độ, chuyên môn và năng lực quản lý của người Lãnh đạo(Sếp) này và bạn yên tâm cống hiến toàn bộ tài năng, sức lực và sự đam mê của mình cho đơn vị bạn đang công tác; còn ngược lại nếu bạn gặp phải một người Lãnh đạo(Sếp) đứng đầu vừa tồi về đạo đức, vừa yếu về năng lực chuyên môn thì đúng là bạn quá bất hạnh!

Đặc biệt trong thời buổi chạy chức, chạy quyền như hiện nay (nói như một đại biểu quốc hội là diễn ra phổ biến và đã chất vấn Bộ Trưởng Bộ nội vụ) và đặc biệt là “kim ngân phá luật lệ”, nhiều người (tôi không quơ đũa cả nắm) muốn lên được một chức vụ Lãnh đạo(Sếp), anh ta(hoặc cô ta) thường phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để chạy chọt và sau khi có được chức vụ như ý, anh ta (hoặc cô ta) sẽ “lấy lại những gì đã mất” bằng những thủ đoạn ăn tiền không thể hèn hơn, bẩn hơn…Vì vậy hiện nay những người Sếp tồi (cả tài năng lẫn đạo đức) trong xã hội là không hiếm và nói như một Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã phát biểu trước đây là “đạo đức giả đang lên ngôi…”

Viết bài này tôi muốn chỉ ra cho bạn biết một số dấu hiệu cho thấy Sếp của bạn là tốt hay tồi, có năng lực thật sự hay thuộc dạng “cùi bắp”…và hướng giải quyết.

Sau đây là những dấu hiệu cho thấy Sếp của bạn là tốt hay tồi, có năng lực hay thuộc dạng “cùi bắp”:..

SẾP CỦA BẠN LÀ “SẾP TỒI”SẾP CỦA BẠN LÀ “SẾP TỐT”
1/Mới lên chức liền thay đổi hàng loạt theo hướng tiêu cực  -Quyết định cắt giảm lương, thưởng của các anh em nhân viên. -Thay đổi các vị trí chủ chốt cũ(mặc dù những người này nhiều người đang làm tốt và là những công thần) để đưa những người mới của mình vào.  – Hăm dọa, kỷ luật, ức hiếp thậm chí đuổi việc những người cũ để đưa người mới của mình vào. Tất cả những sự thay đổi này chỉ để ra vẽ ta đây, ra oai, thị uy là mình đã “đổi mới”, nhưng thực chất là tạo ê kíp và ăn tiền để “bù lại nhưng gì đã mất”.1/Mới lên chức có thay đổi nhưng theo hướng tích cực  -Tìm cách tăng thu nhập, tăng lương cho anh em nhân viên khi có thể. -Những vị trí chủ chốt, quan trọng nếu đang làm tốt họ vẫn giữ lại, họ chỉ sắp xếp, bố trí lại những vị trí chưa phù hợp, chưa làm tốt. -Họ có thể đưa người mới vào ở những vị trí khiếm khuyết và không có chuyện loại bỏ người cũ để đưa người mới vào chỉ trừ trường hợp người cũ quá yếu kém.
2/Đối xử với cấp trên và cấp dưới theo kiểu “trên thượng, hạ đạp”. Những Sếp này đối với cấp trên của mình thì lúc nào cũng nịnh hót, “ngọt như mía lùi”, “cười giòn như ngô rang” khi gặp cấp trên, nhưng đối với cấp dưới của mình thì hét ra lửa, đao to búa lớn, thậm chí ức hiếp, trù dập, đuổi việc…Theo kinh nghiệm của tôi, người nào đối với cấp trên “ngọt” bao nhiêu thì đối với cấp dưới sẽ “tồi” bấy nhiêu! Trong sách “Đắc nhân tâm” có viết, để nhận biết tư cách và đạo đức của một người cứ xem cách người đó đối xử với cấp dưới!2/Đối xử với cấp trên và cấp dưới theo kiểu “trung dung”. Đối với cấp trên họ vẫn kính trọng nhưng không có kiểu nịnh hót, “vào luồn ra cúi” và đối với cấp dưới họ vẫn tôn trọng và thường “không có khoản cách lớn” giữa Sếp và nhân viên.
3/Tạo bè phái, ê kíp trong đơn vị. Những sếp này thường đưa những người của mình vào (mặc dù những người này nhiều người có năng lực và đạo đức rất tồi) để tạo ê kíp, bè phái và đối xử rất không công bằng với các nhân viên cấp dưới; người nào thuộc ê kip mình sẽ đối xử khác, còn những người không thuộc ê kip của mình sẽ chèn ép, ức hiếp thậm chí tìm cách đuổi việc họ…3/Không bè phái, ê kip trong đơn vị Những sếp này đối xử rất công bằng với các nhân viên, không có chuyện bè phái, ê kip, cục bộ. Nên nhớ rằng: Người sếp tốt là người sếp luôn đối xử công bằng với các nhân viên cấp dưới, không cục bộ, bè phái, ê kip.
4/Làm việc không có kế hoạch, thiếu quyết đoán và sợ trách nhiệm. Biểu hiện của những người sếp này là bắt nhân viên họp hành liên tục, không hề có kế hoạch trước và nhiều khi “rụng một sợi lông cũng họp”. Họ bắt họp nhiều vì sợ trách nhiệm và họ không biết sắp xếp việc nào quan trọng phải họp và việc nào không.Trong cuộc họp các Sếp này thường không quyết đoán, nói lan man, lạc đề nhiều… và cuộc họp nào cũng thường kéo dài lê thê…và chẳng chốt được gì nhiều! Nguyên nhân: Năng lực của người sếp này quá yếu kém, sợ trách nhiệm, không làm chủ được chính mình. Lưu ý “một người không làm chủ được bản thân mình thì không bao giờ làm chủ được thiên hạ”. Thật lòng mà nói khi tôi ngồi vào trong một cuộc họp tôi sẽ biết được ngay người sếp chủ trì cuộc họp này là có năng lực hay “cùi bắp”…5/Làm việc có kế hoạch và rất nhanh, gọn Những Sếp này làm việc rất có kế hoạch, họp hành đều lên kế hoạch trước(trừ những trường hợp đột xuất) và các cuộc họp thường kết thúc nhanh, gọn, quyết đoán.
5/Đố kỵ với người tài và thích những người yếu kém, giỏi nịnh. Những sếp tồi thường hay đố kỵ với người tài và họ rất thích những người yếu kém, xu nịnh. Họ thường đưa những người yếu kém, xu nịnh lên nắm giữ các vị trí chủ chốt, quan trọng để tạo ê kip, để ăn tiền và để dễ sai… còn những người tài thì đố kỵ, ức hiếp, ganh ghét… Bên cạnh đó những Sếp này cũng rất sợ nhân viên cấp dưới học cao lên và họ tìm đủ mọi cách để ngăn cản việc học lên cao của nhân viên cấp dưới. Bản thân tôi cũng đã từng gặp  những Sếp này rồi, vì vậy tôi thành thật khuyên các bạn trẻ khi gặp những Sếp này, các bạn đừng bao giờ “nói thật” việc học lên cao của mình. Khi các bạn đi thi hay đi học nếu phải xin Sếp nghỉ để đi thi hay đi học các bạn chỉ cần nói “bận việc gia đình”… thì mọi việc sẽ ổn thôi, còn nếu “nói thật” các bạn sẽ trả giá đắt đấy! Bạn cho phép mình được “nói dối” nếu việc nói dối này lợi mình nhưng không làm hại đến ai.5/ Không đố kỵ người tài và không thích “kẻ xu nịnh”.  Những Sếp này không đố kỵ người tài, không thích kẻ xu nịnh và thậm chí còn tạo điều kiện cho nhân viên cấp dưới học cao lên. Tôi được biết có một Lãnh đạo ở TP Hồ Chí Minh nói với các nhân viên rằng: “Ai muốn học lên cao học, nghiên cứu sinh thì cơ quan tạo điều kiện cho học, nếu lịch học trùng với lịch làm việc thì báo sớm để cơ quan bố trí, sắp xếp”.
6/Nói nhiều, làm ít, nhiều khi nói một đằng làm một nẻo và rất “bố láo”. Những sếp năng lực kém thường nói nhiều, làm ít kiểu “thùng rỗng kêu to” và nếu để ý chúng ta thấy họ nói rất chung chung, nhiều khi không đúng, “nói dai, nói dài, nói dại”. Đặc biệt những sếp đạo đức tồi nhiều khi “nói một đằng, làm một nẻo”, ”nói vậy nhưng không phải vậy”, miệng thì nói chú trọng đến chất lượng nhưng thực tế thì không, miệng thì nói quan tâm đến đời sống của anh em nhân viên nhưng thực tế lương, thưởng chẳng thay đổi…Nhiều sếp còn rất “bố láo”, họ chỉ đạo cho nhân viên cấp dưới làm sai nhưng khi bị cấp trên quy trách nhiệm thì họ nói họ không chỉ đạo! Nhiều người gặp trường hợp này rồi. Tôi được biết nhiều nhân viên ở một số cơ quan khi làm việc hoặc ăn nhậu với sếp họ phải mang theo cả máy ghi âm để ghi âm lại, đề phòng khi sếp chỉ đạo sai rồi sau đó trở mặt đem họ ra “thí chốt”.6/Nói ít, làm nhiều và luôn giữ đúng lời hứa Những Sếp này nói ít, làm nhiều và thường họ rất ít phô trương, biết nhiều nhưng nói ít. Đối với bản thân họ rất hạn chế nói về mình và thường để “hữu xạ tự nhiên hương”. Những Sếp này luôn luôn giữ đúng lời hứa với cấp trên và cấp dưới, họ sống rất có uy tín với cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới. Khi họ không còn làm sếp nữa nhân viên cũ vẫn rất quý họ.
7/Ăn tiền bẩn thỉu khi có cơ hội Tôi được biết có nhiều Sếp đi ăn nhậu cùng bạn bè, người thân xong sau đó điện thoại cho kế toán của một đơn vị cấp dưới đến nhờ thanh toán!, có sếp sau khi ăn uống cùng các nhân viên trong cơ quan xong, anh ta lấy hóa đơn, lấy toàn bộ số tiền phải trả bỏ túi, về nhà anh ta điện thoại cho đơn vị cấp dưới đến nhà lấy hóa đơn và ra thanh toán …Có sếp sử dụng tiền của cơ quan để làm việc riêng của mình như trả cước điện thoại di dộng cá nhân, trả tiền “tiếp khách” không liên quan đến công việc…Những sếp tồi thường ăn tiền bẩn của các đơn vị cấp dưới, các nhân viên cơ quan… khi có cơ hội.7/Không ăn tiền một cách “bẩn thỉu” Những Sếp này tiền bạc rất phân minh, không có chuyện ăn tiền bẩn thỉu.
8/Tư duy 2 nhiệm kỳ và sống chỉ nghĩ đến mình. Tôi được biết có một Lãnh đạo một trường đại học “tư vấn” cho một Lãnh đạo của một trường đại học khác như sau: “Bây giờ mình làm chất lượng làm chi vì mình làm chất lượng bây giờ phải mất 5 – 10 năm sau hoặc lâu hơn mới đem lại kết quả, trong khi mình làm Lãnh đạo tối đa 2 nhiệm kỳ 10 năm, như vậy mình làm chất lượng bây giờ để sau này thằng khác nó lên nó hưởng à, thay vì làm chất lượng mình cứ làm tàng tàng rồi sau 10 năm sau “hạ cánh” có sướng hơn không!”. Một người Lãnh đạo tồi thường có tư duy 2 nhiệm kỳ và có “cái tôi” quá lớn như vậy đó;  họ sống chỉ nghĩ đến bản thân mình và không quan tâm gì đến lợi ích xã hội và người khác.8/Không có tư duy 2 nhiệm kỳ và sống vì lợi ích chung Những Sếp này không có chuyện tư duy 2 nhiệm kỳ và sống vì lợi ích chung.Họ bố trí, bổ nhiệm nhân sự và phân công công việc cho nhân viên luôn đặt lợi ích chung, lợi ích tập thể lên trên và không nghĩ đến”cái tôi” của mình quá lớn.
9/Dùng “Quyền lực cứng” để lãnh đạo. Những sếp tồi lúc nào cũng dùng “quyền lực cứng” của mình ra để lãnh đạo bằng cách hăm dọa, đuổi việc nhân viên khi nhân viên có ý kiến góp ý hay phản đối những việc không đúng, không hợp lý. Tôi được biết có một Trường đại học tại TP Hồ Chí Minh nhiều năm liền không tăng lương cho bất kỳ ai, đến khi các nhân viên đề nghị Hiệu trưởng tăng lương, Hiệu trưởng chỉ nói một câu “ Trong tất cả những người ở đây, người nào muốn nghỉ việc thì nộp đơn cho tôi ngay bây giờ, tôi sẽ ký ngay…”.9/Dùng “Quyền lực mềm” để Lãnh đạo là chính. Những Sếp này thường dùng “quyền lực mềm” của mình để Lãnh đạo, quản lý. Họ đem tài đức, kinh nghiệm quản lý và năng lực thật sự để Lãnh đạo, quản lý. Các nhân viên cấp dưới chấp hành và nghe theo vì nể phục, kính trọng tài đức, uy tín, sự ảnh hưởng của các Sếp này là chính chứ không phải vì quyền lực của Sếp!
10/Trước khi kết thúc nhiệm kỳ thường ăn tiền cú chót. Khi biết mình sắp kết thúc nhiệm kỳ không còn được bầu lại, những người sếp tồi thường tìm cách ăn tiền cú chót bằng cách: Bổ nhiệm hàng loạt lãnh đạo cấp dưới, hoặc tuyển dụng hàng loạt nhân viên, hoặc mua sắm hàng loạt trang thiết bị…để “hốt cú chót”.10/Trước khi kết thúc nhiệm kỳ họ vẫn làm việc bình thường và không có chuyện “hốt cú chốt” Trước khi kết thúc nhiệm kỳ những Sếp này vẫn làm việc bình thường như trước và bàn giao, chia tay các anh em nhân viên cấp dưới một cách vui vẻ, thân thiện.

Trên đây là một số dấu hiệu cho thấy Sếp của bạn là tốt hay tồi, có năng lực hay cùi bắp. Tất nhiên không phải tất cả các Sếp tồi và cùi bắp hay Sếp tốt và có năng lực đều có tất cả các dấu hiệu nêu trên, nhưng chỉ cần một vài dấu hiệu là bạn đủ biết Sếp của bạn là người thế nào rồi. Một điều quan trọng nữa tôi muốn nói cho bạn biết là bạn không bao giờ và mãi mãi không bao giờ bạn có thể thay đổi được tính cách hay đạo đức của những người Sếp này(kể cả tồi hay tốt) chỉ trừ khi bạn có Sếp mới…

Vấn đề còn lại của bạn là sau khi biết rõ “Sếp của bạn là ai” bạn sẽ có thái độ và hành động như thế nào. Theo tôi nếu bạn còn trẻ và có năng lực, khi gặp phải những Sếp tồi và “cùi bắp” bạn nên ra đi sớm trước khi quá muộn, bạn không nên phí cả cuộc đời của mình để làm việc dưới trướng một người Sếp như thế, bạn nên nhớ rằng “đem tài năng, đạo đức của mình đầu quân cho một người bất trí, không có đạo đức thì bạn cũng là một người bất trí, không có đạo đức…”, còn nếu bạn đã lớn tuổi hoặc không có khả năng đi nơi khác thì tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mình bạn sẽ có quyết định cho phù hợp.

Trước khi kết thúc bài viết này, tôi xin phép nói lên một điều: Ở đời “Quyền lực chỉ là nhất thời, danh tiếng mới là mãi mãi”. Nếu một người Lãnh đạo(Sếp), khi họ không còn làm Lãnh đạo(Sếp) nữa, hoặc khi các nhân viên cấp dưới không còn làm việc dưới quyền của họ nữa nhưng các nhân viên này vẫn kính trọng họ, vẫn yêu quý họ, vẫn nói tốt về họ thì họ mới là những người Lãnh đạo(Sếp) tốt đúng nghĩa.

Người viết

Nguyễn Đăng Đệ

About NGUYEN DANG DE

Check Also

SỰ KHẮC NGHIỆT CỦA THỜI GIAN VÀ NHỮNG ĐIỀU CON NGƯỜI TA KHÔNG LỰA CHỌN ĐƯỢC

SỰ KHẮC NGHIỆT CỦA THỜI GIAN Tất cả con người ta sinh ra trong cõi …

Trả lời